Phục vụ Đầu máy lớp C12

Đường sắt Hoa Bắc, Đường sắt Trung Quốc, Đường sắt Việt Nam

Từ năm 1938 đến năm 1939, 60 chiếc C12 được chuyển đổi sang khổ mét và được chuyển đến Công ty Vận tải Hoa Bắc, nơi chúng hoạt động chủ yếu giữa Chính ĐịnhThái Nguyên. Chúng được kí hiệu lớp プ レ A ( Pure A). Năm 1939, Đường sắt Thạch Gia Trang – Thái Nguyên được chuyển đổi sang khổ tiêu chuẩn, số đầu máy này được chuyển sang đoạn phía bắc ở Đường sắt Đại Đồng – Phúc Châu. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, chúng được tiếp quản bởi Đường sắt Trung Quốc, được kí hiệu là lớp ㄆ ㄌ 51 vào năm 1951, và PL51 vào năm 1959. Năm 1956, đoạn phía bắc của Đường sắt Đại Đồng-Phổ Châu được chuyển đổi về khổ tiêu chuẩn, chúng được chuyển giao cho Việt Nam và được kí hiệu là Lớp 131 [1]

Đường sắt Đài Loan

Từ năm 1936 đến năm 1941, Nippon-Sharyo chế tạo 7 chiếc C12 cho Toàn quyền Đường sắt Đài Loan quản lý. Sau Thế chiến II, chúng được Cục Đường sắt Đài Loan tiếp quản và được phân loại là Lớp CK120.[2]CK124 được bảo quản tại Kho đầu máy Chương Hóa.

Đường sắt Nhà nước Indonesia

Năm 1943, Quân đội Đế quốc Nhật Bản gửi hai đầu máy C12 94 và C12 168 đến Surabaya, Java để vận tảiquân sự với khổ 1067 mm.[3][4] Sau chiến tranh, hai đầu máy được Đường sắt Indonesia tiếp nhận và được kí hiệu là Lớp C32. Đường sắt Indonesia chỉ sử dụng chúng để chở hàng ở khu vực Surabaya vì kích thước của chúng quá lớn so với khổ tải của Đường sắt Indonesia[5] Cả hai đầu máy đều bị loại bỏ vào khoảng những năm 1980.[3]